Vai trò của kẽm với mái tóc khỏe đẹp
Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và giúp mái tóc khỏe đẹp nói riêng. Các tác dụng của kẽm bao gồm:
- Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều chỉnh cân bằng hormone
- Hỗ trợ chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate
- Giúp làm lành vết thương, tái tạo tế bào…
Các tác dụng của kẽm đối với tóc bao như:
– Hạn chế tóc gãy rụng: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone cơ thể. Khi có đủ protein, các nang tóc được nuôi dưỡng chắc khỏe, giảm gãy, giảm tính trạng tóc khô xơ rối, giảm rụng hiệu quả. Với vai trò cân bằng hormone có chức năng sản xuất keratin, giúp tóc chắc khỏe hơn, giảm tình trạng gãy rụng
– Sửa chữa và tái tạo tóc: Là vi chất rất quan trọng cho sự tái tạo tế bào, kẽm đóng vai trò giúp sửa chữa mái tóc và da đầu bị hư tổn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tóc phát triển khỏe mạnh.
– Hỗ trợ nuôi dưỡng nang tóc: Là một chất chống oxy hóa mạnh, kẽm giúp bảo vệ các tế bào tóc khỏi gốc tự do. Gốc tự do làm hỏng tế bào và nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Bằng cách bảo vệ các tế bào này, kẽm giúp duy trì sức khỏe của tóc.
– Giảm ngứa da đầu: Ngứa da đầu thường do nấm tấn công gây kích ứng, gây viêm, ngứa. Kẽm là một trong những chất giúp kiểm soát vi khuẩn, vi nấm. Từ đó giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa đồng thời giảm dầu thừa trên tóc.
Các thực phẩm giàu kẽm tốt cho mái tóc
– Hàu: Là thực phẩm chứa hàm lượng sắt và kẽm khá cao. Cả hai khoáng chất này đều rất tốt cho sự phát triển của tóc. Lượng kẽm có trong hàu sữa tươi cao gấp 10 lần so với thịt lợn và 50 lần so với cá tươi. Bổ sung kẽm từ hàu thông qua những món ăn vừa dễ làm lại dễ ăn, giúp nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh.
Có thể chế biến hàu bằng các cách như hàu nướng, hàu nấu canh chua…
– Trứng gà: Là thực phẩm rẻ tiền và thông dụng nhất, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Lòng đỏ trứng gà chứa lượng kẽm khá dồi dào. Trong 1 lòng đỏ trứng chứa đến 3,7mg kẽm. Cách chế biến trứng gà cực kỳ đơn giản gồm: Trứng luộc, trứng đúc thịt, trứng tráng mỡ hành, trứng bác, trứng hấp, trứng sốt cà chua…
– Thịt bò: Chứa hàm lượng sắt cao và hàm lượng kẽm cũng dồi dào. Trong 100g thịt bò cung cấp 2,2mg kẽm và đáp ứng khoảng 44% nhu cầu kẽm trung bình mỗi ngày. Có thể chế biến thịt bò thành các món ăn hấp dẫn như thịt bò bít tết, thịt bò kho, thịt bò hấp, thịt bò xào rau… Mỗi tuần chỉ nên tiêu thụ 1-2 lần thịt bò, không nên tiêu thụ quá nhiều.
– Chocolate đen: Là một trong những loại thực phẩm chứa kẽm với hàm lượng cao. Trong 100g chocolate đen cung cấp 3,3mg kẽm, đáp ứng đến 30% nhu cầu kẽm của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều chocolate bởi thực phẩm này có hàm lượng chất béo và calo khá cao.
Có thể ăn thanh chocolate có bán sẵn trên thị trường hoặc sử dụng bột chocolate đen làm thức uống. Lưu ý lựa chọn thương hiệu sản xuất để có chất lượng chocolate tốt nhất.
– Rau chân vịt: Trong 100g rau chân vịt có chứa 0,53mg kẽm. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và mái tóc nói riêng. Rau chân vịt cũng khá dễ để chế biến thành những món ăn thường ngày như salad rau chân vịt, rau chân vịt xào, nấu canh rau chân vịt…
– Quả ổi: Chứa nhiều vitamin C có lợi cho mái tóc. Ngoài ra, trong 100g ổi có chứa đến 2,4mg kẽm. Do vậy loại quả này là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe nói chung, mái tóc nói riêng. Nên sử dụng hàng ngày như một món tráng miệng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Có thể ăn quả ổi trực tiếp hoặc ép lấy nước để uống.
Có nên dùng viên uống bổ sung kẽm?
Đối với người có sức khỏe bình thường, có chế độ ăn uống đầy đủ, thì việc bổ sung kẽm qua viên uống bổ sung là không cần thiết.
Chỉ trường hợp không được nạp lượng kẽm cần thiết cho cơ thể thông qua ăn uống như ăn kiêng, ăn chay; trường hợp khó hấp thu kẽm… thì mới cần bổ sung kẽm qua đường uống.
Trước khi sử dụng viên uống bổ sung kẽm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.